DỊCH VỤ CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ

Chụp cộng hưởng từ MRI (Magnetic Resonance Imaging) là gì ?

Chụp cộng hưởng từ MRI là một kỹ thuật tạo hình cắt lớp sử dụng sóng từ trường và sóng radio. Khi các nguyên tử hydrogen trong cơ thể người dưới tác động của từ trường và sóng radio, hấp thụ và phóng thích năng lượng RF. Quá trình phóng thích này được máy thu nhận, xử lý và chuyển đổi các tín hiệu thành hình ảnh.

Hình ảnh cộng hưởng từ MRI có độ tương phản cao, sắc nét và rõ ràng, chi tiết, giải phẫu tốt và có khả năng tái tạo 3D mang lại hiệu quả chẩn đoán cho bác sĩ đối với bệnh lý của bệnh nhân. Trong rất nhiều trường hợp, hiệu quả chẩn đoán của MRI tốt hơn rất nhiều so với siêu âm, chụp X-quang hay chụp cắt lớp CT,…

Bên cạnh đó cộng hưởng từ MRI không sử dụng tia xạ, rất an toàn, nên được các bác sĩ chuyên môn đánh giá cao trong chỉ định chụp và chẩn đoán bệnh.

CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ ( MRI ) ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH Ở BỘ PHẬN NÀO TRONG CƠ THỂ ?

SỌ NÃO:

– U não, u dây thần kinh sọ não,…

– Tai biến mạch máu não: Nhồi máu não, xuất huyết não, dị dạng mạch máu não.

– Chấn thương sọ não.

– Động kinh.

– Bệnh lý thoái hóa chất trắng: Sa sút trí tuệ, bệnh chất trắng do tia xạ, sau phẫu thuật, xơ cứng rải rác,…

– Bệnh lý viêm não, màng não.

– Các dị tật bẩm sinh não: Teo não, khuyết não,…

HỐC MẮT:

Các tổn thương thuộc nhãn cầu, ngoài nhãn cầu, dây thần kinh thị giác (U, chấn thương, viêm…)

TAI MŨI HỌNG:

Tổn thương các bệnh lý (U, chấn thương, viêm…)

CỘT SỐNG:

MRI chẩn đoán chính xác các bệnh lý cột sống, đĩa đệm, các dây chằng và tủy sống như:

– Thoái hóa, Lồi và thoát vị đĩa đệm.

– U tủy sống và các bệnh lý tủy sống: Rỗng tủy, xơ cứng rải rác, thoát vị màng não tủy

– Chấn thương: Chảy máu, phù tủy, gãy xương.

– Viêm nhiễm: Viêm cột sống – đĩa đệm nhiễm trùng, lao cột sống, viêm tủy…

BỤNG CHẬU:

– Các bệnh lý gan, thận, lách, tụy và đường mật (MRCP), như U gan , U tuyến thượng thận, U tụy, u tử cung, sa trực tràng, sa âm đạo,…

VÚ:

MRI cũng có thể được sử dụng để phát hiện các tổn thương ở vú như: Các u lành tính và ác tính, các viêm nhiễm,…

CƠ XƯƠNG KHỚP:

MRI cho hình ảnh có độ nét cao các cấu trúc cơ, dây chằng, sụn, xương, tủy xương, mỡ, mạch máu.

– Khớp gối: Rách sụn chêm, đứt dây chằng chéo…

– Khớp háng: Hoại tử vô khuẩn, viêm khớp háng….

– Các khớp khác: Khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay, khớp cổ chân.

– Viêm xương và mô mềm.

– U xương và mô mềm.

Nguyên tắc an toàn của hệ thống Cộng Hưởng Từ 

Tuân theo sự hướng dẫn của nhân viên phòng chụp MRI.

Hiện nay chưa thấy tác hại của từ trường đối với cơ thể. Tuy nhiên, từ trường cao của máy có thể gây hại đến các thiết bị cấy – ghép bằng kim loại bên trong cơ thể. Bệnh nhân cần thông báo cho nhân viên y tế phòng chụp MRI về các thông tin: có đặt máy tạo nhịp tim, van tim nhân tạo, máy trợ thính, cấy ghép thiết bị điện tử, đinh-kẽm kim loại, mảnh đạn trong người, dụng cụ tránh thai trong cổ tử cung, răng giả v.v… Tất cả các vật kim loại cần được lấy ra trước khi chụp MRI

Không mang các vật dụng có kim loại như đồ trang sức, đồng hồ, kẹp tóc, chìa khoá, máy tính, máy điện thoại di động, thẻ tín dụng v.v… vào phòng chụp MRI.

Để có chất lượng hình ảnh tốt, bệnh nhân không cử động trong lúc chụp MRI.

Trong lúc chụp MRI, nếu có bất cứ yêu cầu nào, bệnh nhân có thể trao đổi trực tiếp với nhân viên điều khiển máy.

Bệnh nhân không cần nhịn đói trước khi chụp MRI. Trong trường hợp cần gây mê để chụp thì bệnh nhân phải nhịn đói 4 – 6 giờ trước khi chụp.

Khi đi chụp cộng hưởng từ, bệnh nhân cần chuẩn bị gì trước.

Bệnh viện đa khoa Sài Gòn Nam Định là một trong những đơn vị y tế hàng đầu về dịch vụ chụp cộng hưởng từ tại Việt Nam, và khi bệnh nhân chuẩn bị đi chụp tại đây, việc chuẩn bị trước là rất quan trọng để đảm bảo quá trình chụp diễn ra hiệu quả. Dưới đây là một số điều bệnh nhân cần chuẩn bị khi đi chụp cộng hưởng từ tại Bệnh viện đa khoa Sài Gòn Nam Định.

  1. Thông tin y tế: Trước khi đi chụp MRI, bệnh nhân cần cung cấp thông tin y tế chi tiết cho bác sĩ hoặc kỹ thuật viên, bao gồm các thông tin về bệnh lý hiện tại, lịch sử bệnh, và các loại thuốc đang sử dụng. Thông tin này sẽ giúp định rõ liệu pháp chụp hình và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
  2. Trang phục: Bệnh nhân nên mang theo một bộ quần áo thoải mái và dễ dàng tháo ra vào khi cần thiết, vì có thể yêu cầu bệnh nhân phải thay đổi trang phục trước khi vào phòng chụp.
  3. Trang sức và vật dụng cá nhân: Tránh mang theo trang sức và vật dụng cá nhân làm từ kim loại, vì chúng có thể tạo nhiễu loại tín hiệu từ máy chụp MRI. Nếu có, nên để chúng ở nhà hoặc trong túi an toàn được cung cấp.
  4. Thức ăn và nước: Thông thường, không có yêu cầu đặc biệt về chế độ ăn uống trước khi chụp MRI. Tuy nhiên, nếu có hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ hoặc kỹ thuật viên, bệnh nhân cần tuân thủ.
  5. Thông tin về các loại chất liệu implant: Nếu bệnh nhân có bất kỳ loại implant nào, chẳng hạn như đinh ghim hay dây chằng, cần thông báo cho bác sĩ hoặc kỹ thuật viên trước quá trình chụp để đảm bảo an toàn.
  6. Trạng thái thai nghén và dụng cụ hỗ trợ: Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, cần thông báo cho đội ngũ y tế để đảm bảo an toàn. Trong trường hợp cần, có thể được cung cấp dụng cụ hỗ trợ cho việc nằm yên trong thời gian chụp.
  7. Tư thế và thoải mái: Bệnh nhân cần thoải mái và không gặp vấn đề gì đau rát trong suốt thời gian chụp. Nếu có vấn đề về claustrophobia (sợ những không gian chật chội), cần thảo luận với đội ngũ y tế trước để có các biện pháp hỗ trợ.

Trước khi đi chụp cộng hưởng từ tại Bệnh viện đa khoa Sài Gòn Nam Định, bệnh nhân nên liên hệ trực tiếp với đội ngũ y tế để biết thêm chi tiết và hướng dẫn cụ thể về quy trình chuẩn bị. Điều này giúp đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ và hiệu quả nhất trong quá trình chụp cộng hưởng từ.

Liên hệ ngay Hotline: 02283.68.2222
Hoặc gửi tin nhắn đăng ký tại FanpageBệnh viện đa khoa Sài Gòn – Nam Định